Nữ sinh sư phạm mần non sợ dạy chuyển nghề
Rất nhiều sinh viên sư phạm mầm non của ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, cứ nghĩ rằng sau 4 năm học hành sẽ được nhận ngay vào các trường mầm non công lập tại Hà Nội, học thêm bằng cao học sẽ được làm trưởng bộ môn… Thế nhưng, thực tế lại không như vậy.
<>Thực tế khắc nghiệt
Phương Anh - sinh viên năm cuối ĐH Sư phạm Hà Nội, khoa Sư phạm mầm non cho biết, đến kì kiến tập cô tưởng chỉ việc quan sát các chị giáo viên làm việc, rồi thực tập sẽ được ung dung đứng lớp dạy chuyên môn. Không ngờ, đến lớp, một cháu bé ăn bị trớ, Phương Anh cũng phải lau. Một đứa nhỏ tè dầm, lớp đông, Phương Anh cũng phải loay hoay. “Thực sự mình rất sợ và ngại khi làm những công việc này, ở nhà mình cũng không bao giờ phải động tay chân!”- cô sinh viên ngao ngán.
Lớp mầm non mà Mai (sinh viên ĐH Sư phạm HN) đi thực tập có đến 50 trẻ. Mai cho biết từ sáng cô và hai cô giáo đã phải tất bật nào đón trẻ, điểm sĩ số, báo cơm, cho trẻ tập thể dục, cho trẻ học, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, cho trẻ đi vệ sinh, trả trẻ về cho bố mẹ. Chưa kể bọn trẻ đánh nhau, tranh giành nhau đồ chơi rồi gào khóc mình phải phân xử.
Mai cho biết mấy ngày đi thực tập về cô không ăn uống gì nổi vì quá mệt, lại bị ám ảnh mùi nước tiểu trên lớp!
Nhiều sinh viên cho biết áp lực khi đứng lớp rất cao. Trẻ em nhạy cảm nên không thể dọa nát, đánh mắng. Có lúc cực kỳ ức chế vì học sinh hỗn, lớp đông không biết làm thế nào. Có trường hợp cô chỉ quát trò một câu, học trò về mách bố mẹ sai sự việc, hôm sau giáo viên bị khiển trách, cắt lương.
Thực tế cho thấy, có không ít sinh viên sư phạm mầm non học chỉ để mà học hoặc vào học vì áp lực từ gia đình chứ không phải là niềm đam mê nghề nghiệp. Đã có không ít người ngay từ những năm trong trường đã tranh thủ đi học thêm văn bằng hai, học ngành nghề khác như tin học, kế toán, nghiệp vụ du lịch để có thể làm trái ngành nghề.
Hoa, năm cuối Cao đẳng sư phạm Trung ương cho biết cô thi vào trường này cũng vì bất đắc dĩ theo ý muốn của cha mẹ. Hoa vẫn đi học trung cấp kế toán buổi tối. Dự định ra trường cô sẽ sống bằng nghề kế toán. “Muốn xin việc ở một trường công lập Hà Nội, phải có hộ khẩu ở Hà Nội. Nếu vậy, chỉ có tuyển chồng, mà mình không tuyển chồng được, đành chuyển nghề thôi”.
Các nữ sinh sư phạm mầm non hay nói chuyện vui: Con gái sư phạm mầm non, tuyển chồng không khéo, cả nhà chết đói! Hỏi ra, mới biết hoặc tuyển chồng ở Hà Nội để có hộ khẩu Thủ đô, hoặc tuyển chồng làm bên kinh tế, để vững chắc khả năng tài chính.
Trung bình lương của nhiều giáo viên mầm non mới vào nghề các trường công lập trên Hà Nội chỉ tầm 2 triệu một tháng. Công việc từ sáng tinh mơ tới tối mịt mờ. Về nhà chính các cô lại lụi cụi giáo án, giáo cụ cho buổi học hôm sau.
Không có thời gian sống cho riêng mình, áp lực tâm lý lớn, khối lượng công việc nhiều, lương lại thấp, vậy đâu là động lực cho các sinh viên trẻ ngành sư phạm mầm non nhiệt huyết với một nghề bấy lâu nay được cả xã hội tôn vinh, coi trọng?
Trung tâm gia sư Nhân Văn
VP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VP 1 : 109 TÂN LẬP 2 , P.HIỆP PHÚ, QUẬN 9
VP 2 :294 HÒA HƯNG, P.13, QUẬN 10
VP 3 : ĐIỆN BIÊN PHỦ, P.22, Q.BÌNH THẠNH
VP 4: 453/94 NGUYỄN THỊ MINH KHAI KP 3 P, PHÚ HÒA BÌNH DƯƠNG(ĐỐI DIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HÒA 3)
VP : HÀ NỘI
NGÕ 22 TÔN THẤT TÙNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI
Điện Thoại : 028 3539 1819
Di Động : 0987 927 505 - 0907 750 044- 0919 138 768 - 0972 383848
- Giáo dục sớm – Chơi một cách khoa học với con trẻ. (17/07/2015)
- Sợ đổi mới phương pháp dạy học (25/01/2015)
- Sinh viên : Tốt nghiệp và thất nghiệp (16/01/2015)
- Muôn vẻ nỗi khổ của giáo viên tâm lý (15/01/2015)
- Giáo viên triệu USD ở Hàn Quốc (08/01/2015)