Phương pháp dạy kèm tại nhà
Trên thế giới những nước phát triển cũng như tại Việt Nam có rất nhiều phương pháp dạy và học để mang lại kết quả cao trong đó, phương pháp dạy kèm tại nhà là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả hữu ích cho học sinh.
Ngoài việc dạy và học trên lớp học sinh cần bổ trợ kiến thức căn bản hoặc nâng cao để phát huy hết thế mạnh của từng người. Việc dạy kèm từng học sinh giúp cho giáo viên biết được ưu điểm và nhược điểm cụ thể qua đó dễ dàng truyền đạt và bổ trợ kiến thức tốt nhất cho học sinh .
Giáo viên và sinh viên đều có phương pháp riêng để phù hợp với từng học sinh, hiểu và nắm bắt học lực và tâm lý sẽ mang lại cho giáo viên và sinh viên niềm đam mê và sự hiệu quả. Ngoài ra óc sáng tạo cùng sự hài hước luôn tạo cho học sinh hứng thú với những kiến thức mới.
Phương pháp dạy học khác
Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.
Trong phương pháp dạy học , chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
2.1. Khái niệm tính tích cực Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động, bằng lao động, sản xuất ra những của cải vật chất cần cho sự tồn tại của xã hội, sáng tạo ra nền văn hóa ở mỗi thời đại. Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội đã là củng cố một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực như là một điều kiện đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. 2.2. Phương pháp tích cực Phương pháp tích cực để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tâp trung vào người dạy.
2.3. Những dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực Có bốn dấu hiệu cơ bản:
- Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học nhóm
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
3. Các phương pháp dạy học tích cực
Có rất nhiều phương pháp dạy học trong đó có một số nhóm phương pháp thường được sử dụng hiện nay đó là:
- Phân nhóm các phương pháp dùng lời: bao gồm phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp (đàm thoại):
- Phân nhóm các phương pháp dạy học trực quan: Phân nhóm này bao gồm phương pháp trình bày trực quan và phương pháp quan sát.
- Phân nhóm phương pháp dạy học thực hành: Phân nhóm phương pháp dạy học thực hành bao gồm phương pháp luyện tập, phương pháp ôn tập, phương pháp công tác độc lập.
- Ngoài ra, còn có một số phương pháp như: phương pháp chương trình hóa, Algorit hóa…
Các phương pháp trên đều là các phương pháp dạy học tích cực. Trong đó, tôi sẽ trình bày phương pháp dạy học trực quan, phương pháp Algorit hóa và phương pháp chương trình hóa.
Phương pháp dạy học trực quan
Có thể chia phương pháp trực quan thành phương pháp trình bày trực quan và phương pháp quan sát.
Phương pháp trình bày trực quan
Đây là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ
thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng
cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Có hai hình thức thể hiện phương pháp trình bày trực quan đó là: hình thức minh họa và hình thức trình bày.
Trong đó, hình thức minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, biểu đồ, bức tranh, tranh chân dung các nhà khoa học, hình vẽ trên bảng… Hình thức trình bày thường gắn với việc trình bày những thí nghiệm, những thiết bị kỹ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, điểm xuất phát trong quá trình nhận thức – học tập của học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn.
Thông qua sự trình bày thí nghiệm của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ tri thức còn giúp họ học tập được những động tác mẫu mực của giáo viên, nhờ vậy dễ dàng hình thành kỹ năng, kỹ xảo biểu diễn thí nghiệm. Ở trường phổ thông, thí nghiệm có thể do giáo viên hướng dẫn và do học sinh tiến hành trong khi học bài
Trung tâm gia sư Nhân Văn
VP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VP 1 : 109 TÂN LẬP 2 , P.HIỆP PHÚ, QUẬN 9
VP 2 :294 HÒA HƯNG, P.13, QUẬN 10
VP 3 : ĐIỆN BIÊN PHỦ, P.22, Q.BÌNH THẠNH
VP 4: 453/94 NGUYỄN THỊ MINH KHAI KP 3 P, PHÚ HÒA BÌNH DƯƠNG(ĐỐI DIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HÒA 3)
VP : HÀ NỘI
NGÕ 22 TÔN THẤT TÙNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI
Điện Thoại : 028 3539 1819
Di Động : 0987 927 505 - 0907 750 044- 0919 138 768 - 0972 383848
- Dạy Kèm Tại Nhà gia sư nhân văn (16/11/2014)