Truyện cười dân gian và đôi nét cần biết
Truyện cười dân gian và đôi nét cần biết
Truyện cười dân gian sẽ mang lại cho các bạn những tiếng cười bất chợt. Chắc hẳn bạn đã từng nghe những câu truyện cười dân gian do bố mẹ hoặc bạn bè mình kể. Hãy đọc và thưởng thức những giây phút cực kỳ thoải mái với thể loại truyện rất được yêu thích này. Chúc mọi người luôn vui
Nhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một đồng tương. Thằng bé mang hai cái bát ra chợ mua, nhưng đi một lúc, sực nhớ ra, quay lại hỏi ông: Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?
- Ông bảo: Đồng nào cũng được!
- Thằng bé lại chạy đi, một hồi lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi: Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương?
- Ông tức quá đánh cho nó mấy roi. Vừa lúc đó bố thằng bé đi đâu về, thấy thế nổi giận nói: À! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh con ông! Nói rồi tự đánh vào mình một hồi nên thân.
- Người ông cũng phát khùng lên bảo: À! Mày đánh con ông thì… thì ông treo cổ cha mày lên!
- Rồi ông ta vội vàng đi tìm thừng để treo cổ.
Bức thư lạ
Có anh lính đi xa, nhân có bạn ghế thăm, nhờ bạn đem về cho vợ ở nhà trăm quan tiền và một bức thư.
Giữa đường, anh bạn tò mò giở thư ra xem, không thấy biên số tiền gửi bao nhiêu cả, chỉ thấy vẽ bốn con chó, một hình bát quái, hai con dê và một cái chũm choẹ, nên nảy ra cái ý ăn bớt. Về đến nơi, anh ta chỉ giao cho vợ bạn bức thư và bốn chục quan thôi.
Người vợ xem thư biết thiếu tiền, lên quan nhờ phân xử. Quan hỏi :
- Chồng mày gửi người ta bốn mươi quan tiền, người ta mang về đưa tận tay cho, còn kiện nỗi gì?
Người vợ đáp :
- Bẩm quan lớn, anh ta ăn bớt ạ! Chồng con gửi cho những một trăm quan kia ạ!
- Sao mày biết?
- Bẩm quan lớn, thư chồng con viết rành rành ra đấy xin quan xem thư, sẽ rõ!
Quan giở bức thư quái gở kia ra xem, không hiểu gì cả liền hỏi:
- Thế là thế nào? Bức thư không có chữ nghĩa gì cả, sao mày lại biết chồng mày gửi một trăm quan?
- Bẩm quan lớn, chồng con biến rõ ràng ra đấy. Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, tứ cửu tam thập lục, là ba mươi sáu. Bát quái có tám cạnh, bát bát vị chi lục thập tứ, là sáu mươi tư. Sáu mươi tư với ba mươi sáu chả là một trăm quan đó sao?
Quan cho phải, bắt anh kia trả số tiền. Nhưng ngài còn hỏi chị kia:
- Thế còn hai con dê và cái chũm choẹ là ý thế nào?
Chị ta sượng sùng không nói. Quan hỏi mãi mới thưa:
- Ðấy là nhà con vẽ đùa.
- Ðùa thế là có ý gì, phải nói ra.
- Bẩm quan lớn, hai con dê và cái chũm chọe là nhà con muốn hẹn con rằng, đến Tết Trùng dương (ngày 9 tháng 9) thì nhà con sẽ về thăm nhà… đấy ạ!
Cây nhà lá vườn
Quỳnh nhiều lần dùng trí thông minh, tài đối đáp để trêu chọc chúa Trịnh, nên trước chúa quý trọng bao nhiêu thì sau lại ghét bấy nhiêu. Chúa càng ghét, Quỳnh càng trêu tợn.
Một lần, chúa sai lính tới kéo đổ nhà Quỳnh. Thấy lính đến Quỳnh bảo:
- Chúa sai các anh đến kéo đổ nhà ta, các anh cứ làm, nhưng không được reo,cười , ai mà reo cười ta cắt lưỡi.
Ở đời, hễ kéo nặng thì phải reo hò, không dô ta, hò khoan sao mà kéo nổi? Bọn lính
đành chịu thua về trình báo lại. Lần khác chúa sai bọn lính đến ỉa vào vườn nhà Quỳnh, Quỳnh thản nhiên cầm dao ra bảo:
- Chúa sai các anh đến ỉa thì cứ ỉa nhưng ta cấm đái. Thằng nào đái thì dao đây, ta cắt…. Ngay!
- Ỉa ai không đái bao giờ?
Bọn lính lại phải về tâu lại. Chúa truyền cho chúng mang gáo dừa theo và đái vào đó. Quỳnh đành chịu thua nhưng vẫn nghĩ cách chơi lại chúa. Một tháng sau, Quỳnh ra chợ, thấy người ta bán cải tốt, liền mua thật nhiều về, mang lên biếu chúa. Chúa thấy cải ngon, sai đầu bếp nấu canh, và quên chuyện cũ liền hỏi Quỳnh cải đâu mà ngon vậy. Quỳnh thưa ngay:
- Dạ, đó là cải nhà trồng. Trước nó không tốt lắm nhưng từ khi chúa sai lính “Bón phân” vườn nhà thần, nên nó tốt tươi như vật. Cây nhà lá vườn thôi, thần mới dám dâng cho chúa xơi!
Yết thị
Ngoài đường không có đèn. Tối đến, quan phủ doãn đi vấp phải người ta, lấy làm giận lắm. Sáng ra, quan truyền yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn”
- Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người.
- Quan hỏi: Ngươi không đọc yến thị à?
- Người kia đáp: Bẩm có đọc.
- Thế sao ngươi không cầm đèn?
- Bẩm có, tôi có đèn.
- Thế sao trong đèn không cắm nến?
- Bẩm yến thị chỉ thấy nói cầm đèn, chớ không thấy nói cắm nến.
- Quan phủ doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”.
- Đêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người.
- Quan lại quở: Đi đêm sao không có đèn có nến?
- Người kia đáp: Bẩm, tôi có đủ đèn đủ nến ạ!
- Thế sao ngươi không thắp nến?
- Bẩm, vì trong yết thị không thấy nói thắp nến.
- Quan phủ doãn về, mai lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp”
- Nhưng hôm sau, nửa đêm quan đi lại vấp phải một người có đèn, có nến nhưng đã thắp hết nến rồi. Quan lại quở.
- Người kia nói: Bẩm, trong yết thị không thấy nói hết cây nến phải tiếp cây nến khác ạ !
Đất nứt con bọ hung..
Từ bé Quỳnh đã nổi tiếng học giỏi và đối đáp nhanh. Trong làng có ông Tú Cát rất hợm hĩnh mình, đi đâu cũng khoe mình hay chữ. Quỳnh rất ghét những loại người như vậy. Một hôm Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám trong chuồng, Tú Cát đi qua trông thấy, liền gọi Quỳnh lại và bảo:
- Ta nghe đồn mày thông minh và có tài đối đáp. Bây giờ ta ra cho mày một câu đối, nếu không đối được, ta sẽ đánh đòn. Nói rồi, Tú Cát lên giọng, gật gù ngâm nga:
- Lợn cấn ăn cám tốn.
Tú Cát nghĩ rằng câu này rất khó đối, ví “cấn” và “tốn” là hai quẻ trong kinh Dịch nào ngờ. Quỳnh đối lại ngay:
- Chó khôn chớ cắn càn.
Quẻ này cũng có “khôn” và “càn” là tên hai quẻ trong kinh Dịch, đồng thời lại có ý xỏ Tú Cát là chó. Không ngờ bị chơi đau như vậy, Tú Cát tức lắm, hằm hằm bảo:
- Được! Ta ra thêm vế nữa, phải đối lại ngay – rồi đọc – Ttrời sinh ông Tú Cát.
Quỳnh đáp luôn:
- Đất nứt con bọ hung.
Tú Cát tức đến sặc tiết nhưng không làm gì được, vì Quỳnh đối rất chỉnh, đành lùi thủi bỏ đi.
Tin ma quỷ
Ông chủ nhà hỏi đứa ở:
- Mày có tin ma quỷ không?
- Thưa không.
- Tại sao tuần rồi mày xin phép về chôn ông già vợ mày mà sáng nay ổng lại đến tìm mày?
Chống ra chống vô
Có anh chồng kia rất ham ăn. Một hôm, hai vợ chồng đậu ghe ở gần bìa rừng, luộc một con gà cùng ăn. Ăn được vài miếng, nghe chị vợ xởi lởi:
- Con gà béo quá, hén mình!
Chồng vừa nhồm nhoàm nhai vừa quay sang mắng vợ:
- Đang đậu gần rừng mà nói “béo, béo”, bộ hổng sợ cọp nó ra sao? Chống ghe ra!
Chị vợ lui cui lấy sào làm theo lời chồng. Còn anh chồng vẫn nghiến ngấu ăn, hết miếng này đến miếng khác.
Vừa ngồi xuống mâm, chị vợ nói:
- Tôi nói vậy có gì đâu mà mình nổi thầu lậu lên vậy?
Anh chồng quay sang nạt:
- Đang đậu giữa dòng mà nói “nổi thầu lậu”, bộ muốn dông gió cho chìm ghe phải không? Chống vô!
Chị vợ không dám cãi, lại lúi húi chống ghe vô. Gặp nước chảy mạnh, toát mồ hôi chị mới đưa được ghe vào bờ. Đến lúc chị quay vào mâm thì chỉ còn lại mấy cái xương gà. Anh chồng nói với vợ:
- Phải cẩn thận vậy mới chắc ăn!
Trung tâm gia sư Nhân Văn
VP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VP 1 : 109 TÂN LẬP 2 , P.HIỆP PHÚ, QUẬN 9
VP 2 :294 HÒA HƯNG, P.13, QUẬN 10
VP 3 : ĐIỆN BIÊN PHỦ, P.22, Q.BÌNH THẠNH
VP 4: 453/94 NGUYỄN THỊ MINH KHAI KP 3 P, PHÚ HÒA BÌNH DƯƠNG(ĐỐI DIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HÒA 3)
VP : HÀ NỘI
NGÕ 22 TÔN THẤT TÙNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI
Điện Thoại : 028 3539 1819
Di Động : 0987 927 505 - 0907 750 044- 0919 138 768 - 0972 383848
- Trượt hay đỗ (11/02/2020)
- Tuyện cười nước ngoài (06/12/2016)
- Rủi ro càng lớn càng hấp dẫn (08/09/2016)
- Truyện tranh cuối tuần: Hài hước sĩ tử xưa và sĩ tử thời nay (31/08/2016)
- Truyện tranh: Chết cười với chuyện sinh viên năm nhất (26/04/2016)