Xử lý những tình huống khó chịu nơi công sở
Xử lý những tình huống khó chịu nơi công sở
Một vài mẹo nhỏ để bạn vượt qua được những chuyện khó chịu nơi công sở như bị bắt nạt hay bị nói xấu sau lưng, theo Fox News ngày 24.2.
800 nhà quản lý và nhân viên trong 17 ngành đã tham gia cuộc nghiên cứu trên. Một nửa số nhân viên cho biết họ gặp tình huống khó chịu tại công sở ít nhất là 1 lần/tuần, theo một báo cáo đăng trên Harvard Business Review. Đó có thể là chuyện ngồi lê đôi mách, bị bắt nạt hoặc bị nói xấu sau lưng.
Nhóm nghiên cứu phát hiện những nạn nhân bị đối xử “tệ” thường mất nỗ lực làm việc và giảm chất lượng công việc. Thậm chí có đến 12% cho biết họ bỏ việc vì nguyên nhân này.
Nạn nhân thường không báo cáo mình bị đối xử thô bạo, chủ yếu vì cảm thấy vô vọng hoặc sợ bị trả đũa, theo bà Christine Porath, Phó Giáo sư Trường Kinh doanh McDonough, thuộc Trường đại học Georgetown (Mỹ).
Tình trạng bắt nạt nơi công sở rất phổ biển - Ảnh:Shutterstock |
Bạn có thể vận dụng những mẹo sau đây để thoát khỏi tình trạng khó chịu đó.
Đồng nghiệp nói “Ồ, lại về sớm nữa à?”, trong khi bạn thường xuyên rời công sở rất muộn.
Cách xử lý: Bạn nên chấm dứt câu chuyện và cho thấy bạn chẳng lúng túng gì, theo bà Marie McIntyre, tác giả cuốn Secrets to Winning at Office Politics (tạm dịch: Bí mật chiến thắng nơi công sở). Hãy trả lời lịch sự và ngắn gọn: “Vâng, tôi làm xong việc hết rồi. Chào nhé!”.
Tình huống: Một đồng nghiệp nói xấu sau lưng bạn.
Cách xử lý: Đối mặt với người ấy, nhưng không bắt đầu bằng cách chất vấn. Hãy đợi đến khi có thể gặp riêng người ấy và nói những gì bạn nghe mà không có ý buộc tội họ.
Hãy nói thẳng sự thật, chẳng hạn “Tôi nghe nói hình như anh/chị nói rằng...”. Ngay cả khi họ phủ nhận, bạn nên cho họ biết rằng chuyện họ nói bóng gió đã đến tai bạn và bạn không như lời họ nói.
Tình huống: Đồng nghiệp nghĩ công sở là chiến trường và sẽ làm mọi việc để giành lợi thế.
Cách xử lý: Nên tạo khoảng cách với người này. Nếu có ai đó “nhòm ngó” công việc của bạn, đừng để họ có cơ hội. Đừng nói về dự án mới của bạn, đừng chia sẻ chuyện riêng của bạn trong những lúc vui vẻ.
Tình huống: Sếp muốn biến công việc của bạn thành địa ngục và bạn không muốn nghỉ việc.
Cách xử lý: Tập trung vào công việc. Đừng mang công việc về nhà.
Bạn sẽ giảm được căng thẳng do người sếp “khó tính” và cho họ thấy bạn ở đây vì một lý do: làm việc. Nếu vẫn không có tác dụng, bạn nên chuẩn bị một hồ sơ xin việc mới.
Trung tâm gia sư Nhân Văn
VP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VP 1 : 109 TÂN LẬP 2 , P.HIỆP PHÚ, QUẬN 9
VP 2 :294 HÒA HƯNG, P.13, QUẬN 10
VP 3 : ĐIỆN BIÊN PHỦ, P.22, Q.BÌNH THẠNH
VP 4: 453/94 NGUYỄN THỊ MINH KHAI KP 3 P, PHÚ HÒA BÌNH DƯƠNG(ĐỐI DIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HÒA 3)
VP : HÀ NỘI
NGÕ 22 TÔN THẤT TÙNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI
Điện Thoại : 028 3539 1819
Di Động : 0987 927 505 - 0907 750 044- 0919 138 768 - 0972 383848
- Để có lối sống lành mạnh (06/12/2016)
- Những điều cần biết khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng (10/11/2016)
- 8 tính cách cần có ở ông chủ tương lai (22/10/2016)
- Những bí quyết thành công mọi tân sinh viên nên biết (13/10/2016)
- Kỹ năng mềm tạo đà thành công (07/10/2016)