Tham luận phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi
Tham luận phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi
Là người thầy, tôi nghĩ ai cũng mong muốn trở thành người giáo viên ( GV) giỏi để cống hiến cho sự nghiệp trồng người và tôi nghĩ, đây cũng là những mong muốn rất chính đáng của mỗi thầy, cô giáo. Nhưng phấn đấu như thế nào để trở thành người GV dạy giỏi ?
. Giáo viên dạy giỏi
Từ thực tế kinh nghiệm giảng dạy trong những năm qua cho phép tôi xin có một số ý kiến tham luận về quá trình phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi như sau:
Là người thầy, tôi nghĩ ai cũng mong muốn trở thành người GV giỏi để cống hiến cho sự nghiệp trồng người và tôi nghĩ, đây cũng là những mong muốn rất chính đáng của mỗi thầy, cô giáo. Nhưng phấn đấu như thế nào để trở thành người GVdạy giỏi ?
Từ kinh nghiệm của bản thân trong hơn 10 năm đứng trên bục giảng, tôi tự nhận thức và xác định cho mình rằng: Điều cần thiết đầu tiên đối với người thầy là: phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, gương mẫu trước HS thân yêu, luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo. Có đạo đức nghề nghiệp, chuyên tâm và tâm huyết với nghề, tận tuỵ với công việc. Người thầy phải thực sự thương yêu, tôn trọng HS, đối sử công bằng với HS. Bởi vì, người thầy có đạo đức nghề nghiệp, có lương tâm nhà giáo, sống đúng mực thì HS mới gửi gắm niềm tin & noi theo. Chính lòng yêu nghề vừa là động lực, vừa là mục tiêu giúp người GV tìm ra những phương pháp, biện pháp giảng bài thiết thực. Tôi nghĩ, phấn đấu đạt danh hiệu GVgiỏi không phải chỉ là làm đẹp cho bản thân mà chính là để đạt được mục đích là: giảng dạy cho thế hệ măng non những tri thức khoa học, những vấn đề đạo đức làm người .
Điều không thể thiếu là: người GV muốn dạy giỏi thì phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, kiến thức xã hội sâu sắc, có cả bề rộng và bề sâu, có phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ HS; muốn vậy, phải không ngừng trau dồi kiến thức, không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, học ở nhà trường, ở bạn bè, ở đồng nghiệp, học qua thực tế, nhất là ở môi trường công tác của bản thân: “Học, học nữa và học mãi”. Và từ mỗi bài giảng của bản thân, từ việc dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp trong trường, qua những buổi học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm về chuyên môn, từ đó ngày càng hoàn thiện kiến thức và phương pháp dạy học cho bản thân mình hơn.
Nói đến GV dạy giỏi thì không thể không nói đến đối tượng HS, nhất là trong giáo dục hiện nay, luôn coi học trò là trung tâm của quá trình giáo dục, đào tạo. Người GV phải là người biết khơi gợi được trong các em sự say mê học tập, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, biến việc truyền thụ kiến thức của thầy từ một phía ,thành việc quan hệ qua lại hai chiều giữa người dạy và người học, động viên, khích lệ các em trong học tập, tạo hứng thú, ham thích học tập. Tôi nghĩ, dù là người có kiến thức giỏi đến đâu nhưng không có phương pháp giảng dạy khoa học, không tạo được sự chủ động, sáng tạo của HS thì khó đạt được kết quả cao .
Tôi luôn nhận thức được rằng, người giáo viên giỏi phải là người truyền đạt kiến thức cho các em HS một cách tốt nhất, vừa dạy cho các em kiến thức văn hoá, vừa phải dạy cho các em đạo đức làm người,- giáo dục toàn diện “ Đức- trí- thể- mĩ” và đây cũng là mục tiêu giáo dục trong nhà trường hiện nay.
Dù là được phân công đứng lớp với đối tượng HS khá giỏi, hay đối tượng HS trung bình, yếu kém, tôi đều … nhiệt tình, trách nhiệm, lòng yêu nghề và cố gắng học hỏi tìm ra phương pháp phù hợp với từng đối tượng….
II. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn chuyên là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương, cho huyện nhà nói chung.
Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Hàng năm, qua các kỳ thi Tin học trẻ, tôi cùng với đội tuyển Tin học nhà trường đã gặt hái được những thành công nhất định.
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Đội tuyển Tin học đều là những học sinh học giỏi trường, có ý thức học tập tốt và có ý thức phấn đấu vươn lên.
2. Khó khăn:
- Đội tuyển Tin học là phải là học sinh giỏi toán nên các em phải tham gia nhiều đội tuyển. Vì vậy, rất hạn chế về thời gian để học bồi dưỡng môn Tin học. Hơn nữa, khi đến thời gian thi của môn nào thì các em phải dừng học bồi dưỡng Tin lại khiến việc học bồi dưỡng cũng gián đoạn.
- Môn Tin học là môn học thực hành nhưng đa số các em ở nhà không có máy tính, việc luyện tập để nâng cao kỹ năng tin học của các em là rất hạn chế.
- Trường chúng ta là một trường học ở nông thôn nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin của học sinh còn rất nhiều hạn chế, và kiến thức các em nhận được chủ yếu là từ giáo viên.
3. Một số giải pháp trong công tác BDHSG môn tin học
Qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG Tin học, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây:
a. Về chương trình bồi dưỡng:
- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho khối, lớp, về từng mảng kiến thức trong sách giáo khoa cũng như kiến thức tin học nâng cao.
- Lên chương trình rèn luyện các kỹ năng tin học cho các em.
- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy
- Đối với học sinh tôi đã áp dụng những phương pháp sau để việc dạy bồi dưỡng đem lại hiệu quả:
+ Yêu cầu học sinh học thuộc lý thuyết, nắm thật kỹ và thật hiểu bài đã được học.
+ Hoàn thành tốt các bài tập được giao.
+ Thường xuyên cho các em làm bài tập trắc nghiệm để giúp các em nhớ lâu, cũng như ôn luyện lại những kiến thức mà các em đã được học.
+ Phân nhóm theo địa bàn các em ở. Giao bài tập thực hành về nhà, sau đó yêu cầu học sinh nộp bài bằng USB( nếu nhóm đó có máy tính ở nhà)
+ Phát huy tinh thần tự học của các em, tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập.
+ Phương pháp tâm lý kết hợp với phương pháp thi đua khen thưởng. Động viên tinh thần ham học, yêu cầu học sinh mạnh dạn trao đổi với giáo viên trong những tiết dạy. Qua đó tôi có thể cho học sinh phát huy tính tự lập, dạn dĩ khi làm việc cùng với giáo viên.
+ Không tạo áp lực cho học sinh.
b. Đối với phụ huynh học sinh:
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên con em học tập tốt hơn
- Trang bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng dạy học.
- Thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm được tình hình học tập của con em mình
Cuối cùng tôi xin chúc quý vị đại biểu, các thầy cô giáo lời chúc sức khỏe, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trung tâm gia sư Nhân Văn
VP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VP 1 : 109 TÂN LẬP 2 , P.HIỆP PHÚ, QUẬN 9
VP 2 :294 HÒA HƯNG, P.13, QUẬN 10
VP 3 : ĐIỆN BIÊN PHỦ, P.22, Q.BÌNH THẠNH
VP 4: 453/94 NGUYỄN THỊ MINH KHAI KP 3 P, PHÚ HÒA BÌNH DƯƠNG(ĐỐI DIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HÒA 3)
VP : HÀ NỘI
NGÕ 22 TÔN THẤT TÙNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI
Điện Thoại : 028 3539 1819
Di Động : 0987 927 505 - 0907 750 044- 0919 138 768 - 0972 383848
- Thu hút học sinh bằng bài giảng sinh động (29/07/2015)
- Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học (15/04/2015)
- 5 bước để trở thành gia sư giỏi (10/04/2015)
- Bí quyết của gia sư giỏi (10/04/2015)
- Kinh nghiệm của gia sư giỏi (20/01/2015)