Thu hút học sinh bằng bài giảng sinh động
Thu hút học sinh bằng bài giảng sinh động
(GD&TĐ) – Khi trẻ bước vào lớp 1, cùng với sự thay đổi về môi trường xung quanh thì trẻ buộc phải làm quen với hoạt động học nhiều hơn. Bên cạnh việc thay đổi về tâm lý, nhiều trẻ gặp khó khăn trong quá trình học tập mới. Làm thế nào để trẻ bắt nhịp với những thay đổi này, đó là trăn trở của không ít các bậc phụ huynh.
Chưa có thói quen tập trung khi học
Chị Hà ở Trần Phú (Hà Nội) chia sẻ: Mặc dù đã đi học được hơn một tháng nhưng cu Tuấn vẫn chưa quen với nền nếp học tập ở lớp 1 . Sau mỗi buổi học đón con chị thường nhận được thông tin con trai trong lớp chưa tập trung và làm việc theo sự hướng dẫn của cô. Tối về kiểm tra sách vở và kèm con học thêm chị rất lo lắng vì thấy chỉ khoảng 20 phút đầu là con tập trung học còn sau đó cu cậu lấy hết cớ này hay cớ khác để được đứng dậy khỏi bàn học.
Cùng chung hoàn cảnh với chị Hà, chị Lam ở Khâm Thiên cũng tâm sự, con gái của chị khi ngồi vào bàn học thường có những biểu hiện như lơ đễnh không chú ý vào bài học, nhiều khi chị hỏi tới câu thứ hai cháu mới nghe và trả lời mẹ…
Các chuyên gia tâm lý cho biết trong độ tuổi từ 5 – 7 tuổi, việc trẻ không tập trung khi học là một hiện tượng hết sức bình thường. Trên thực tế, bé chỉ tập trung vào những gì mà bé thích, những gì mà bé quan tâm. Nguyên nhân là do đại não của mỗi con người đều có một thời kỳ hoạt động trong trạng thái hưng phấn rất ngắn ngủi. Thời kỳ hưng phấn của đại não trẻ con chỉ tồn tại trong mười mấy phút. Do vậy, khi lên lớp hoặc học bài ở nhà, các cháu không tập trung, hay nghịch ngợm, nói chuyện cùng bạn bè.
Mặt khác trẻ đang chuyển từ môi trường hoạt động vui chơi là chủ yếu sang môi trường học tập là chính nên đòi hỏi trẻ phải làm việc trí óc nhiều hơn. Điều này cũng khiến trẻ dễ có tâm trạng chán nản khi mà áp lực bài học nhiều. Trên thực tế thì việc học hành của trẻ cũng có nhiều khó khăn bởi sĩ số lớp đông, cô giáo không thể quan tâm kỹ tới từng HS.
Thêm vào đó, nội dung chương trình còn dài, nặng về lý thuyết, trẻ được thực hành chưa nhiều đó là chưa kể cách giảng bài của cô chưa thực sự cuốn hút được học trò. Với đặc thù tâm lý lứa tuổi nên khi trẻ bước vào lớp 1 thường khó tập trung hơn trong khi học. Nếu GV không có tâm lý sư phạm giỏi và phụ huynh chưa biết cách quan tâm động viên kịp thời thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
Giờ học sinh động sẽ cuốn hút HS tích cực học tập.
Linh hoạt lựa chọn phương pháp mới
Theo dõi hơn một tháng việc học tập của con, chị Thanh ở Hà Đông rất yên tâm mặc dù trước khi vào lớp 1, bé Bống nhà chị chủ yếu mới nhận biết được về các chữ cái và tập tô theo mẫu. Tuy buổi tối bận rộn hơn với việc hướng dẫn con ôn bài nhưng chị rất vui vì trong một thời gian ngắn, bé rất thích học. Mỗi tối khi ăn xong bé thường tự giác ngồi vào bàn và hỏi mẹ về bài học.
Chị Thanh cho biết không chỉ con chị mà phần đông các bạn cùng lớp bé Bống đều thích được cô giáo dạy bài trên máy chiếu. Những hình ảnh bài học sinh động được cô chuyển tải trên màn hình khiến giờ học phong phú và cuốn hút hơn. Những chữ cái không còn khô cứng đơn điệu mà được minh họa cùng những hình ảnh nhiều màu sắc giúp trẻ dễ nhớ hơn. Các tiếng được ghép thành từ và những cụm từ được cô minh họa thêm những bức tranh thể hiện các nội dung vì vậy trẻ thuộc nhanh và nhớ lâu. Không những thế trong giờ học cô giáo thường ra rất nhiều câu hỏi để học sinh làm quen và trình bày suy nghĩ của mình nhờ vậy các em luôn luôn được khám phá.
Là GV có hơn 20 năm giảng dạy ở cấp tiểu học, cô giáo Lê Thanh Hương Trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Đông – Hà Nội) chia sẻ: Học sinh lớp 1 thường khó khăn với vấn đề tập trung vào bài học, một số em hay bị phân tán bởi những hoạt động ngoài bài học. Vì vậy GV thường xuyên phải bao quát lớp để nhắc nhở kịp thời. Và để HS tập trung vào bài giảng hơn GV cần linh hoạt trong các tiết dạy.
Với việc sử dụng máy chiếu và giáo án điện tử, GV có điều kiện tổ chức bài dạy tốt hơn, kích thích sự tập trung chú ý của các em. Cô giáo dạy hay sẽ lôi cuốn HS và giúp các em thuộc bài ngay tại lớp. Khi ở nhà, phụ huynh cũng cần phải nắm được tâm lý của con để giúp con học được nhẹ nhàng và hiệu quả, tránh gây áp lực cho trẻ. Thời gian đầu bé đi học, cả bố và mẹ nên bàn bạc để có cách dạy thống nhất.
Để trẻ mới bước vào lớp 1 yêu thích việc học tập thì việc tạo một không gian học tập yên tĩnh và thoải mái cùng với sự động viên khích lệ kịp thời sẽ giúp trẻ tự tin hơn.
Trung tâm gia sư Nhân Văn
VP : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VP 1 : 109 TÂN LẬP 2 , P.HIỆP PHÚ, QUẬN 9
VP 2 :294 HÒA HƯNG, P.13, QUẬN 10
VP 3 : ĐIỆN BIÊN PHỦ, P.22, Q.BÌNH THẠNH
VP 4: 453/94 NGUYỄN THỊ MINH KHAI KP 3 P, PHÚ HÒA BÌNH DƯƠNG(ĐỐI DIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ HÒA 3)
VP : HÀ NỘI
NGÕ 22 TÔN THẤT TÙNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI
Điện Thoại : 028 3539 1819
Di Động : 0987 927 505 - 0907 750 044- 0919 138 768 - 0972 383848
- Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học (15/04/2015)
- 5 bước để trở thành gia sư giỏi (10/04/2015)
- Bí quyết của gia sư giỏi (10/04/2015)
- Tham luận phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi (08/04/2015)
- Kinh nghiệm của gia sư giỏi (20/01/2015)